Điều trị arv là gì? Các công bố khoa học về Điều trị arv

ARV là viết tắt của "Antiretroviral treatment", trong tiếng Việt có thể dịch là "điều trị kháng retrovirus". ARV là một loại điều trị sử dụng các loại thuốc khá...

ARV là viết tắt của "Antiretroviral treatment", trong tiếng Việt có thể dịch là "điều trị kháng retrovirus". ARV là một loại điều trị sử dụng các loại thuốc kháng retrovirus để điều trị các loại vi khuẩn lây nhiễm như HIV. Bằng cách ức chế sự phát triển và nhân lên của virus trong cơ thể, ARV giúp giảm tỷ lệ virus trong máu và duy trì hệ miễn dịch tốt hơn. Việc sử dụng ARV đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và chữa trị HIV/AIDS.
ARV là một phương pháp điều trị chủ yếu được sử dụng trong việc quản lý và chữa trị HIV/AIDS. HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một loại retrovirus gây ra bệnh AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome). ARV hướng đến mục tiêu chính là giảm số lượng virus trong cơ thể và ngăn chặn sự phát triển của nó.

Có nhiều loại ARV có sẵn và chúng được phân thành các lớp khác nhau, bao gồm Inhibitors of Reverse Transcriptase (IRTIs), Protease Inhibitors (PIs), Fusion Inhibitors (FIs), Entry Inhibitors, Integrase Strand Transfer Inhibitors (INSTIs), và Chemokine Receptor Antagonists (CRAs). Mỗi lớp thuốc hoạt động theo cơ chế khác nhau để ngăn chặn hoạt động của retrovirus.

ARV thường được sử dụng dưới dạng một liệu pháp kết hợp, tức là sử dụng một số loại thuốc khác nhau đồng thời. Cùng với việc tuân thủ đúng liều lượng và cách thức sử dụng, thuốc ARV có thể giúp kiểm soát vi khuẩn HIV và ngăn chặn sự phát triển thành bệnh AIDS. ARV cũng có thể cải thiện chất lượng và kéo dài tuổi thọ của những người sống với HIV/AIDS.

Việc điều trị ARV thường được theo dõi cẩn thận bằng các xét nghiệm huyết thanh để đánh giá tác động của thuốc lên con số virus trong cơ thể và hệ miễn dịch. Chế độ ARV được thiết kế cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe và phản ứng của mỗi người. Có thể có tác dụng phụ từ việc sử dụng ARV, do đó, việc quản lý và theo dõi tác dụng phụ là rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Điều trị ARV không có khả năng chữa khỏi HIV/AIDS hoàn toàn, nhưng nó có thể kiểm soát bệnh và giúp người bệnh sống một cuộc sống bình thường và kéo dài tuổi thọ. Việc bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt, vì nó có thể ngăn chặn sự lan truyền của virus và bảo vệ hệ miễn dịch khỏi suy giảm nghiêm trọng.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "điều trị arv":

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 10-15 TUỔI ĐIỀU TRỊ ARV NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) và một số yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên 10-15 tuổi nhiễm HIV đang điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 190 trẻ từ 10-15 tuổi nhiễm HIV đang được quản lý điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương từ 6-12/2020. CLCS được đánh giá bằng công cụ PedsQL 4.0 với 23 câu hỏi liên quan đến 4 lĩnh vực về thể chất, tình cảm, xã hội và học tập. Điểm số càng cao tương ứng với CLCS càng tốt. Kết quả: Điểm trung bình CLCS chung 72,2; về sức khỏe thể chất 80,3; sức khỏe tâm lý xã hội 75,6; xã hội 82,2; cảm xúc 76,3; và học tập 68,3. Tỷ lệ CLCS tốt tính chung là 56,8%; về sức khỏe thể chất 67,9%; sức khỏe tâm lý xã hội 57,4%; về xã hội 73,2%, cảm xúc 57,9% và học tập 45,3%. Trẻ thuộc các hộ gia đình nghèo, trẻ có NCS có học vấn thấp (từ THCS trở xuống) và trẻ có thời gian từ nhà đến phòng khám từ 60 phút trở lên có CLCS thấp hơn (p<0,05). Kết luận: Trẻ vị thành niên nhiễm HIV đang điều trị ARV có CLCS cao ở hầu hết các lĩnh vực, trừ lĩnh vực học tập. Hộ gia đình nghèo, học vấn của NCS thấp và thời gian tiếp cận phòng khám dài là những yếu tố liên quan đến CLCS thấp ở trẻ vị thành niên. 
#Chất lượng cuộc sống #vị thành niên #HIV #ARV #PedsQL
Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 1 Số 1 - Trang 47-53 - 2018
Mục tiêu: Xác định thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV/AIDS và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 4/2016 - 10/2016 trên 256 người bệnh. Sử dụng phương pháp hồi cứu bệnh án và phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bảng hỏi CASE thuộc QOL /Adherence Forms để thu thập số liệu. Kết quả: Trong tổng số 256 người tham gia, 47,7% là nữ, 52,3% là nam, 57,8% ở ngoại thành. Nhìn chung, những người tham gia nghiên cứu có 79,7% tuân thủ tốt và 20,3% tuân thủ không tốt. Các yếu tố như kiến thức về tuân thủ, mức độ tin tưởng vào nhân viên y tế, sử dụng rượu bia, ma túy, sử dụng các biện pháp nhắc nhở, có người hỗ trợ có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tuân thủ điều trị ARV của người bệnh. Kết luận: Cần tăng cường kiến thức của người bệnh về tuân thủ điều trị, nhân viên y tế cần tạo được sự tin tưởng với người bệnh, cần có sự hỗ trợ của người nhà trong việc chăm sóc người bệnh.
#tuân thủ điều trị #người bệnh HIV/AIDS
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN HIV ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 525 Số 1B - 2023
Đặt vấn đề: Nhiễm HIV và điều trị ARV trong thời gian dài đã được xác định là có liên quan đến tần suất tăng các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định tỉ lệ cao huyết áp và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết ở người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV lâu năm tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 286 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu từ 01/2021 đến tháng 06/2021. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ cao huyết chung là 14,3%, trong đó tăng huyết áp độ 1 là 8,7%, độ 2 là 3,9% và độ 3 là 1,8%. Tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn ở nam giới so với nữ giới. Trong đó, tỉ lệ tăng huyết áp độ 1, độ 2 và độ 3 ở nam giới lần lượt là 11,5%, 5,4% và 3,0%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy tỉ suất chênh tăng huyết áp thấp hơn ở nữ giới (aOR=0,52; p<0,001), cao hơn ở nhóm tuổi ≥41 (aOR=44,43-151,08; p<0,001) và người bệnh hút thuốc lá hàng (aOR=1,01; p=0,05). Tình trạng thừa cân/béo phì và đái thường đường cũng cho thấy mối liên quan đến tăng huyết áp ở người bệnh. Kết luận: Với xu hướng “già hóa” người nhiễm HIV đang gia tăng tại Việt Nam, sàng lọc tăng huyết áp và các bệnh mãn tính cần được thực hiện thường quy tại các phòng khám ngoại trú HIV nhằm phát hiện và chuyển gửi sớm.
#tăng huyết áp #HIV #AIDS #điều trị ARV
CHI PHÍ TỰ CHI TRẢ CỦA NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TẠI 6 CƠ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 1 - 2022
Với người bệnh HIV/AIDS, điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) cần liên tục và suốt đời. Mặc dù các chi phí điều trị hỗ trợ thông qua BHYT và nguồn tài trợ, nhưng người bệnh HIV ở Việt Nam vẫn phải chịu gánh nặng về chi phí tự chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại 6 cơ sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020” với mục tiêu xác định chi phí tự chi trả của người bệnh điều trị ARV. Kết quả cho thấy, số tiền tự chi trả trung bình cho cho các lần khám ngoại trú liên quan đến HIV/AIDS của mỗi người bệnh là 185.000 đồng/năm. Số tiền trung bình được chi trả cho chăm sóc và điều trị người bệnh nội trú liên quan đến HIV mỗi năm là 37.000 đồng. Người bệnh sử dụng BHYT điều trị ARV/HIV không phải chịu chi phí “thảm họa”.
#Chi phí tự chi trả #HIV/AIDS #ARV và bảo hiểm y tế
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 501 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bệnh nhân điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú (PKNT), bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (với 215 bệnh nhân đang điều trị ARV) kết hợp định tính (phỏng vấn sâu 2 cán bộ y tế và 2 cuộc thảo luận nhóm với 17 bệnh nhân đang điều trị ARV) trong thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018. Kết quả và kết luận: Nghiên cứu phân tích 19 yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ CSSK của bệnh nhân điều trị ARV và kết quả có 10 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê, trong đó có một số yếu tố chính sau: Yếu tố tiền đề: Có mối liên quan giữa giới tính (OR=1,932, P<0,05) và khu vực sinh sống (OR=2,162, p<0,05) của bệnh nhân điều trị ARV bị ốm trong 6 tháng trước điều tra với việc sử dụng dịch vụ CSSK. Yếu tố tăng cường: Có mối liên quan giữa người hỗ trợ điều trị với việc sử dụng dịch vụ CSSK của bệnh nhân điều trị ARV bị ốm trong 6 tháng trước điều tra. Yếu tố tạo điều kiện: Thái độ CBYT nhiệt tình (OR= 4,788, p<0,05) và chất lượng dịch vụ tốt (OR=11,163, p<0,05) của cơ sở cung cấp dịch vụ có ảnh hướng đến việc sử dụng dịch vụ CSSK tại PKNT- BVĐK tỉnh Bắc Ninh.
#yếu tố ảnh hưởng #dịch vụ chăm sóc sức khoẻ #bệnh nhân điều trị ARV #Phòng khám ngoại trú #Bắc Ninh
THỰC TRẠNG NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV Ở TRẺ 10-15 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020
TNU Journal of Science and Technology - Tập 226 Số 10 - Trang 261-267 - 2021
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả thực trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan đến hội chứng/bệnh thường gặp ở trẻ 10-15 tuổi nhiễm HIV đang điều trị ARV tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020. Phương pháp mô tả, cắt ngang thực hiện trên 187 bệnh nhân, trong đó tuổi trung bình là 12,84±1,65 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. Phần lớn trẻ nhiễm HIV được ghi nhận trong nghiên cứu này là lây nhiễm HIV từ mẹ (trên 90%). Tỷ lệ trẻ xác định nhiễm HIV > 1 năm là 98,93%, đây cũng là tỷ lệ của trẻ có thời gian điều trị ARV > 1 năm. Hội chứng suy mòn do nhiễm HIV (11,22%) và Lao (9,63%) là bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp trước khi điều trị ARV được ghi nhận nhiều nhất trong bệnh án ngoại trú. Tại thời điểm nghiên cứu giai đoạn lâm sàng I chiếm tỷ lệ chủ yếu (97,86%), tải lượng virus dưới ngưỡng (81,3%), xét nghiệm T-CD4 ≥ 500 (82,9%), phác đồ 1 được sử dụng để điều trị chủ yếu (80,7%). Giới, địa bàn sinh sống, sự phát triển thể chất, phác đồ điều trị, nồng độ TCD-4, tải lượng virus,  thời gian nhiễm HIV, thời gian điều trị ARV không liên quan đến nhiễm trùng cơ hội. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa tới việc mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội đó là Xquang phổi có bất thường và giai đoạn lâm sàng.
#HIV infection in children #ARV treatment #Syndromes #Opportunistic infection #TCD-4
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH THÁI BÌNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Thái Bình năm 2019. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân HIV/AIDS người lớn  ≥ 18 tuổi (gọi tắt là người bệnh) đang điều trị ARV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: yếu tố liên quan tới trầm của người nhiễm HIV đang điều trị ARV: thất nghiệp, lao động tự do (OR=3,4); làm việc bán thời gian hoặc theo mùa vụ (OR=5,3); thu nhập hàng tháng dưới 3 triệu đồng (OR=9,6); có sử dụng ma túy (OR=2,9); kinh tế hộ gia đình thuộc diện nghèo, không đủ ăn (OR=7,5); không được hỗ trợ điều trị (OR=3,2); bị kỳ thị, phân biệt đối xử (OR=4,0); gặp phải tác dụng phụ của thuốc ARV (OR=2,5); đang điều trị các bệnh khác (OR=5,9); kết quả xét nghiệm T-CD4 lần gần nhất > 500 tế bào (OR=2,5)
#Yếu tố liên quan đến trầm cảm #HIV/AIDS #Thái Bình
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH THÁI BÌNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Thái Bình năm 2019. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân HIV/AIDS người lớn  ≥ 18 tuổi đang điều trị ARV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh điều trị ARV là 36,3%. Người bệnh nam có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn người bệnh nữ (35,5% và 37,3%, p>0,05), nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao nhất là từ 50 tuổi trở lên (75,4%), tỷ lệ thấp nhất ở nhóm 30-39 tuổi chiếm 18,6%. Trong số những người bệnh ARV 82,8% người thất nghiệp; 65,8% nông dân; 26,1% người làm lao động tự do có dấu hiệu trầm cảm. 59,5% những người nhiễm HIV/AIDS sử dụng ma túy có dấu hiệu trầm cảm.
#Trầm cảm #HIV/AIDS #Thái Bình
Mức độ hỗ trợ của gia đình cho bệnh nhân điều trị HIV muộn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả mức độ hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV điều trị muộn và một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 242 bệnh nhân điều trị HIV muộn tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. Tiêu chuẩn lựa chọn: từ 18 tuổi trở lên, sống ở TPHCM ít nhất 6 tháng, chưa từng điều trị ARV và số lượng CD4 khi đăng ký điều trị dưới 100 tế bào/mm3. Kết quả cho thấy hỗ trợ đối tượng nhận được từ gia đình hầu hết tập trung vào hỗ trợ liên quan HIV và chăm sóc sức khỏe, rất ít hỗ trợ khác. Có gia đình hạt nhân (bố/mẹ hoặc vợ/chồng) là điều kiện thuận lợi (aOR=10,2; 95% CI: 4,4 – 23,9) để nhận được hỗ trợ so với mối quan hệ khác (anh/chị/em ruột, anh/em họ, họ hàng). Đã tiết lộ với gia đình về tình trạng nhiễm HIV (aOR=6,9; 95% CI: 2,7 – 17,3) và nhóm tuổi ≥40 so với nhóm <30 tuổi (aOR=3,2; 95% CI: 1,1 – 9,7) cũng là các yếu tố thuận lợi để nhận được hỗ trợ nhiều. Các can thiệp nên tập trung vào nhóm bệnh nhân nhiễm HIV trẻ tuổi, không có/không nhận được hỗ trợ từ gia đình hạt nhân và chưa tiết lộ tình trạng nhiễm HIV.
#điều trị ARV muộn #HIV #hỗ trợ gia đình.
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ THUỐC ARV CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI HAI CƠ SỞ CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TỈNH YÊN BÁI NĂM 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả thực trạng đáp ứng điều trị thuốc ARV và xác định một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị của người bệnh tại hai cơ sở chăm sóc điều trị tỉnh Yên Bái năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang triển khai từ 01/01/2021 đến 31/8/2021 với 399 người bệnh nhiễm HIV trên 18 tuổi, đang được quản lý và điều trị ARV tại cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS Bệnh viên đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và Trung tâm y tế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Kết quả. Trong tổng số người bệnh đang được quản lý và điều trị ARV, 96,2% người bệnh đáp ứng điều trị thuốc ARV, trong đó 100% người bệnh sử dụng phác đồ bậc 2 có đáp ứng điều trị. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị bao gồm: trình độ học vấn Trung học phổ thông (aOR= 11; 95% CI: 2,6-46,9), thời gian điều trị ARV (aOR=1,3; 95% CI: 1,06-1,6) và tuân thủ điều trị (aOR=5,6; 95% CI: 1,4-22,6). Kết luận. Cần tăng cường quản lý, hỗ trợ điều trị và tăng cường tư vấn để nâng cao sự tuân thủ điều trị, từ đó giúp bệnh nhân có đáp ứng điều trị ARV tốt hơn.
#HIV/AIDS #ARV #đáp ứng điều trị #Yên Bái
Tổng số: 46   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5